Quan niệm thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Nam đơn giản hơn
Với người miền Bắc hay người miền Trung, thủ tục cưới xin rất được coi trọng. Các nghi lễ trong thủ tục này cũng rườm rà và yêu cầu thực hiện nhiều hơn. Nói như vậy không có nghĩa là người miền Nam không coi trọng lễ ăn hỏi mà là thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Nam được rút gọn hơn và đơn giản hơn rất nhiều. Cụ thể sẽ được trình bay chi tiết trong các phần bên dưới.
Mâm lễ trong thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Nam
Thủ tục lễ ăn hỏi ở Việt Nam thì miền Bắc và Trung số mâm lễ vật thường là số lẻ nhưng ở miền Nam lại sẽ là số chẵn. Người miền Nam quan niệm số chẵn là tượng trưng cho đôi cặp, cho tài lộc và hạnh phúc, nhất là số 6. Chính vì thế thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Nam mâm lễ thường là 6 mâm. Tuy nhiên, lễ vật trong mâm quả lại phải là số lẻ, vì nó tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển.
Trong 6 mâm lễ này bao gồm:
Mâm trầu cau: Cũng giống trong thủ tục lễ ăn hỏi ở Việt Nam, miếng trầu là đầu câu chuyện nên trầu cau không thể thiếu trong mâm lễ đưa sang nhà gái hỏi xin dâu.
Mâm hoa quả: hoa quả được sắp xếp thành những hình long phụng đẹp mắt trong lễ ăn hỏi ở miền Nam.
Mâm bánh phu thê: hay còn gọi là bánh su sê được dùng trong mâm lễ ăn hỏi ở miền Nam thay vì bánh cốm như ở miền Bắc.
Mâm xôi: trong thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Nam quan niệm có ngọt thì có mặn, phải đầy đủ cả lễ ngọt và mặn, vì thế mâm lễ vật sẽ có thêm mâm xôi, kèm thêm gà hoặc heo quay tùy thuộc và điều kiện của từng gia đình. Đây cũng là nét khác biệt hơn so với thủ tục lễ ăn hỏi ở Việt Nam tại các vùng miền khác.
Mâm rượu, trà, nến: thể hiện tấm lòng tôn kính của con cháu đối với ông bà gia tiên của nhà gái.
Mâm tráp đen: hay còn gọi là lễ đen theo phong tục các vùng miền, khay này sẽ được dâng lên gia tiên của nhà gái một cách trang trọng.
Ngoài ra, với các gia đình có điều kiện hơn sẽ có thêm mâm trang phục, trang sức dành cho cô dâu và cô dâu sẽ mặc bộ trang phục này ngay trong lễ hỏi của mình.
Nghi lễ ăn hỏi ở miền Nam
Cũng giống như thủ tục lễ ăn hỏi ở Việt Nam, các nghi thức ở miền Nam cũng diễn ra theo trình tự từ rước lễ vật, trao lễ, trò chuyện, tới lại quả. Tuy nhiên, sẽ có một nét khác biệt so với miền Bắc khi đã kết thúc buổi lễ ăn hỏi.
Đối với người miền nam, ngày lễ hỏi là ngày cưới của gia đình nhà gái, vì thế để thể hiện sự tôn trọng và cảm ơn sự quan tâm của gia đình nhà trai, bên nhà gái sẽ mời nhà trai ăn cơm. Bữa tiệc này có thể sẽ được tổ chức long trọng tại nhà hàng, khách sạn với đông đủ đại diện nhà trai cùng bạn bè, người thân của họ nhà gái.