Tìm hiểu thủ tục ăn hỏi miền Trung

Miền Trung nằm giữa Bắc và Nan nên thủ tục ăn hỏi miền Trung cũng có nhiều ảnh hưởng từ phía 2 miền, có pha chút ràng buộc, nghi thức của miền Bắc và một chút phóng khoáng của miền Nam. 


Tìm hiểu thủ tục ăn hỏi miền Trung

Thông thường, nghi thức đám hỏi của miền Trung rất nặng về lễ nghi thế nên nếu bạn đang chuẩn bị cưới một cô vợ người miền Trung mà bạn lại là rể miền Bắc hay miền Nam thì nên tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị cho đúng nhé. 

Lễ ăn hỏi ở miền Trung 

Lễ ăn hỏi là phong tục tập quán truyền thống lâu đời của người Việt Nam, về cơ bản các thủ tục của lễ ăn hỏi là giống nhau, nhưng tùy vào vùng miền mà sự chuẩn bị sẽ có những khác biệt nhất định. 

Ở miền Trung, phần thủ tục ăn hỏi ở miền Trung rất được xem trọng bởi vì ở đây người ta quan trọng lễ nghi, khinh tài vật thế nên mọi người cần đặc biệt lưu ý vấn đề này để chuẩn bị lễ nghi cho đúng. 

Chuẩn bị lễ vật cho ngày ăn hỏi

  • Mâm quả trầu cau: với 105 quả cau tượng trưng cho trăm năm hạnh phúc, thể hiện tình cảm keo sơn gắn kết vợ chồng của các cặp đôi.
  • Mâm quả trà và đôi rượu: Không những có trà và rượu, trong mâm quả này còn có phong bì tiền và vàng; mẹ chồng còn trao cho con dâu một phong bì tiền mừng dâu; còn phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này ngay sau đó thường được bố mẹ cô dâu cho lại đôi vợ chồng. Ngay khi nhà trai ra về, khay quả trống không được lật ngửa nắp ngụ ý cho thấy lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.
  • Bánh kem đính hôn
  • Nem chả: số lượng chẵn cặp
  • Mâm ngũ quả: kết rồng phượng cầu kỳ.

Một số lễ vật khác: Ngoài các mâm quả, nhà trai phải chuẩn bị một khay nhỏ hơn, đựng tiền cheo (gọi là lễ đen) để mang tới thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Với những nhà khá giả, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một khay đựng áo dài và đồ trang sức cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài, đeo đồ trang sức do nhà trai đem tặng rồi mới ra chào họ hàng hai bên. Phần lễ đen này giống với miền Bắc. 

Nghi thức, thủ tục trong ngày ăn hỏi ở miền Trung

Cũng khá giống với sự cầu kỳ và chu toàn của miền Bắc, thủ tục lễ ăn hỏi miền Trung bao gồm các bước sau đây: 
Rước lễ vật từ nhà trang sang nhà gái:

  • Đi đầu là trưởng đoàn (người lớn tuổi, có vai vế, địa vị trong họ hàng nhà trai), tiếp theo đến là những người cao tuổi khác sắp xếp theo vai vế, cuối cùng là chú rể, đội bê tráp nam, bạn bè thân thiết của chú rể. 
  • Khi vào đến cổng, nhà gái sẽ sắp xếp người đón tiếp cũng là những người có vai vế trong gia đình, cùng đội bê tráp nữ để nhận tráp từ nhà trai. 
  • Sau khi ổn định chỗ ngồi, đại diện 2 bên gia đình sẽ phát biểu chứng minh cho lễ ăn hỏi của cặp đôi, nhà gái nhận lễ vật để một phần lên bàn thờ thắp nhang tổ tiên. Mọi người vẫn tiếp tục trò chuyện, ăn bánh kẹo… 
  • Nhà gái mời nhà trai một bữa cơm thân mật để gắn kết tình cảm và có thêm thời gian ngồi lại nói chuyện, bàn bạc cho lễ cưới sắp tới của hai con. 
  • Cuối cùng là nghi thức lại quả: khi lễ ăn hỏi kết thúc, nhà trai ra về thì nhà gái sẽ trả lại một phần lễ cho nhà trai, đây được gọi là lễ lại quả. Toàn bộ số lễ gỡ ra phải dùng tay để xé chứ không được dùng dao hay kéo để cắt, mọi người cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Hi vọng với những chia sẻ về thủ tục ăn hỏi miền Trung ở trên các chàng rể sẽ không còn phải băn khoăn lo lắng phải chuẩn bị như thế nào. Thay vào đó, hãy bắt tay ngay để chuẩn bị cho ngày ăn hỏi của mình tốt nhất. Tìm hiểu thủ tục ăn hỏi miền Trung

Có cần thiết phải xây dựng kế hoạch chi phí chi tiết cho đám cưới không? 

Nên hay không nên xây dựng kế hoạch chi phí chi tiết cho đám cưới? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người băn khoăn trước khi đám cưới diễn ra. Vậy câu trả lời thuyết phục nhất cho băn khoăn này là gì? Hãy cùng giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây nhé. 

Kế hoạch chi phí chi tiết cho đám cưới 

Chi phí là phần cực kì quan trọng mà bạn phải chuẩn bị cho đám cưới từ trước đó rất lâu. Khoản chi phí này được dùng để chi tiêu cho tất cả các công việc trong đám cưới của bạn. 

Việc lên kế hoạch chi phí đám cưới đầy đủ sẽ là cách để bạn chuẩn bị cho đám cưới của mình được tốt nhất. 

Thông thường, các khoản chi cần thiết trong đám cưới bao gồm: 

  • Chi phí đặt tiệc cưới; 
  • Chi phí thuê trang trí tiệc cưới; 
  • Chi phí in thiệp cưới; 
  • Chi phí chuẩn bị trang phục cho ngày ăn hỏi và ngày cưới; 
  • Chi phí đi tuần trăng mật cho cô dâu, chú rể; 
  • Chi phí phát sinh ngoài….

Có nên xây dựng kế hoạch chi phí chi tiết cho đám cưới không? 

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc việc lên kế hoạch chi phí đám cưới có cần thiết hay không? thì câu trả lời là CÓ bạn nhé. Đây là việc làm rất quan trọng quyết định sự thành bại cho đám cưới. 

Trên thực tế, không chỉ việc chuẩn bị chi phí đám cưới mà tất cả các công việc khác, khi có một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể chắc chắn mọi việc cũng sẽ theo đó mà vận hành tốt hơn, thuận lợi hơn, tránh được nhiều rủi ro hơn. 

Hãy căn cứ vào nguồn ngân sách của bạn đã chuẩn bị trước đó để phân phối tiền vào các công việc chính sao cho phù hợp nhất để tránh bị lạm chi phí vào những việc không cần thiết. 

Ngoài ra, việc lên kế hoạch chi phí trước cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều cho đám cưới của mình. 

Một số lưu ý khi lên kế hoạch chi phí chi tiết cho đám cưới

  • Dành thời gian liệt kê chi tiết các hạng mục: bạn không thể nào chỉ đếm trên đầu ngón tay các công việc, hoặc áng chừng vì sẽ rất dễ thiếu sót. Hãy cùng nhau ngồi lại và viết ra một cuốn sổ tay nhỏ nhé. 

  • Không quên khảo sát giá cả thị trường: đây là khâu giúp bạn có được thông tin giá cả và tiến hành so sánh để lựa chọn dịch vụ có giá thành phải chăng và chất lượng tốt. 

  • Cắt bớt những phần chi phí không quá cần thiết để tránh lãng phí. 

Gợi ý bảng dự trù kinh phí mẫu cho mọi người tham khảo: Dưới đây là bảng dự trù làm mẫu cho cho đám cưới khoảng 200 khách với tiêu chí về chi phí được đặt lên hàng đầu.

  • Tiệc cưới: 40 triệu (2tr/ bàn x 20 bàn)

  • Chụp ảnh cưới: 6 triệu

  • Nhẫn cưới: 4 triệu /cặp

  • Ngày cưới: 3 triệu

  • Thiệp mời: 800.000 đồng

  • Xe hoa: 1 triệu

  • Trang trí nhà cửa, mâm quả: 3 triệu

  • Chi phí phát sinh: 10%

  • Tổng cộng: khoảng 63 triệu.

Hi vọng sau những chia sẻ ở trên các cặp đôi sẽ bắt đầu vào việc lên kế hoạch chi phí chi tiết cho đám cưới của mình sớm để mọi việc được thuận lợi nhất. Chúc các bạn thành công !
Bài viết liên quan