Cưới vợ cần bao nhiêu vàng là đủ? Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều nam giới khi chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình.
Dưới đây là một số chia sẻ về việc chuẩn bị vàng và chi phí đám cưới cho nhà trai để các bạn tham khảo lên kế hoạch tài chính chi tiết, phù hợp cho đám cưới của mình.
Nhà trai cưới vợ cần bao nhiêu vàng cho đám cưới?
Nếu được hỏi câu hỏi này chắc hẳn không mấy người có thể trả lời được chính xác về việc chuẩn bị vàng cho đám cưới.
Thông thường, việc chuẩn bị vàng hay chi phí cho đám cưới ở mỗi gia đình là khác nhau, điều này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và những thủ tục địa phương từng vùng miền.
Tuy nhiên, ở mỗi đám cưới luôn khuyến khích việc chi tiêu tiết kiệm vừa đủ để tránh lãng phí. Nhiều nơi sẽ dùng đơn vị vàng để quy ra chi phí chung cho đám cưới hoặc vàng cũng có thể hiểu là những món đồ trang sức vàng mà nhà trai cần phải chuẩn bị trong lễ cưới như: nhẫn cưới, vàng làm của hồi môn cho cô dâu chú rể…
Tham khảo chi phí cần chuẩn bị cho đám cưới chi tiết
Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc cưới vợ cần bao nhiêu vàng thì có thể căn cứ vào phần mô tả chi phí chung dưới đây để lên kế hoạch dự trù.
Chi phí nhà trai cần có trước khi đám cưới diễn ra:
Trước thời điểm đám cưới diễn ra sẽ có rất nhiều công việc khác nhau cần bạn phải thực hiện và cũng tốn một khoản chi phí khá lớn.
- Chụp ảnh cưới: thông thường chi phí ảnh cưới sẽ do cô dâu và chú rể chuẩn bị. Tuy nhiên ở nhiều nơi mặc định rằng việc chi trả tiền ảnh cưới là do nhà trai thế nên chú rể cũng cần có sự chuẩn bị ngay từ ban đầu. Chi phí ảnh cưới tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn địa điểm chụp, đơn vị chụp ảnh… Một gói chụp ảnh cưới hiện nay bao gồm: chụp ảnh cưới, trang điểm cho cô dâu ngày cưới, kèm theo 2 bộ trang phục cho cô dâu và chú rể sẽ dao động trong khoảng từ 4 đến 10 triệu. Mọi người có thể căn cứ vào nguồn tài chính của mình để lựa chọn gói cho phù hợp.
- Chi phí sính lễ cho đám cưới: ngày cưới không thể thiếu nhẫn cưới chú rể trao cho cô dâu; bông tai, dây chuyền… để bố mẹ chú rể trao cho 2 con. Khoản chi phí này rơi vào khoảng 30 đến 50 triệu đồng.
- Mâm quả cho lễ ăn hỏi: tùy vào phong tục địa phương, tùy vào thỏa thuận giữa 2 gia đình mà mâm quả ăn hỏi có thể là 5, 7 hoặc 9 tráp quả. Chi phí cho việc này rơi vào khoảng 3- 5 triệu.
- Tiền vàng cho lễ nạp tài ( nhiều nơi gọi là lễ đen ): 5 đến 20 triệu tùy hoàn cảnh.
- Tiền thiệp cưới: số lượng khách mời của gia đình càng đông thì chi phí in thiệp càng cao. Thường giao động trong khoảng 1 triệu đến 1tr5 (200 đến 300 khách mời).
- Chi phí thuê xe: xe ở đây bao gồm xe dâu và xe để họ hàng đi đón dâu. NẾu khoảng cách hai nhà xa thì chi phí sẽ cao hơn. Mọi người cần chuẩn bị cho phần chi phí này khoảng 3 đến 10 triệu.
- Tiền tiệc cưới: trung bình mỗi mâm cỗ khoảng 1 triệu 500 đến 2 triệu 500. Nếu như gia đình tự nấu cỗ tại nhà chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thuê tại nhà hàng.
- Chi phí phát sinh khác: 10 triệu